Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Chuyển đổi: Quan điểm của Samba về Thiền.




1-Dẫn nhập: 
Bài viết này không dành cho người mới bước vào Thiền, không dành cho những người mới tập Thiền hay đang tìm hiểu về Thiền.
 Bài viết này dành cho những Linh hồn đã dành nhiều năm, nhiều công sức, nhiều sự chú tâm để đi vào bản chất cốt lõi của Thiền.
Bài viết này dành cho những người đã hiểu rõ bản chất và lợi ích đích thực của Thiền và họ vẫn đang tiến bước hành Thiền.
Bài viết này là chia xẻ kinh nghiêm thực tế của cá nhân Samba về các kỹ thuật Thiền. Những kinh nghiệm này do Samba tự tìm kiếm, đúc kết và tự thử nghiệm. Thu được vài thành quả rõ ràng trong việc phát triển Tâm linh cá nhân. Bây giờ là thời gian để buông bỏ, công khai và chia xẻ những kỹ thuật cá nhân về Thiền này .



2-Thiền là gì ? Tại sao phải Thiền ? 

Nghe nói rằng :
Thân bất động là Thiền .
Tâm bất động là Định .

Nhập Đại Định thì Trí Huệ Sinh

Như vậy mục đích của Thiền là nhập được vào trạng thái Định. Nhập Định để sinh Trí huệ từ bên trong, để có được Trí huệ Nội sinh.
Thiền là để đồng bộ sinh học bên trong cơ thể, để đồng bộ các khu vực trong Não để phát huy tối đa khả năng hoạt động của Não. 
Thiền cũng là đồng bộ các bộ phận khác trong cơ thể, nhằm tái tạo, phục hồi chức năng, trẻ hóa tế bào. 
Thiền cũng là mở rộng Ý thức, phát triển các Linh thể, là tải về Não các thông tin từ Siêu chiều Không gian. 
Thiền là Hòa cái Tiểu Ngã vào cái Đại Ngã của Vũ trụ, là con đường mở Rộng Ý thức và trở về Nguồn. 
Thiền là để cho con người có thêm Hiểu biết, Hùng mạnh và Toàn vẹn hơn.


3-Phân loại Phương Pháp Thiền : 

Có vô số các loại phương pháp Thiền với các tên gọi khác nhau. Có rất nhiều lựa chọn với rất nhiều pháp Thiền. Đồng thời cũng có nhiều cách phân loại các phương pháp Thiền.

Theo cách phân loại của Samba thì tất cả các phép Thiền đều có thể quy về hai loại đó là : 
- Thiền Chỉ quán : Tập trung tư tưởng vào một mục tiêu cố định.
- Thiền Quán tưởng: Sử dụng Hình dung và mường tượng. 
Mỗi loại Thiền đều có mục đích và công năng khác nhau. Người Hành thiền cần nắm rõ công pháp và mục tiêu mới không bị lạc lối. 

4-Bảy Kỹ thuật đạt trạng thái Vô Niệm: 

Phương pháp thì nhiều, phân loại thì có Hai, nhưng mục đích cuối cùng thì có Một. Đó là luôn cần đạt tới trạng thái Vô niệm. Tâm trống rỗng. Vô niệm mà là Thức tỉnh toàn phần, nhận thức rõ ràng chứ không phải loại Vô niệm ngu đần như gỗ đá. 

Có Bảy kỹ thuật áp dụng khi Thiền để đạt được trạng thái Vô niệm. 

4.1- Từ từ giảm suy nghĩ : Làm cho các Niệm, các Suy nghĩ chậm dần, chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn lại. Đạt được Vô Niệm. Gió không thổi nữa thì không còn là gió. Để đạt được điều này phải có một nếp sống thanh nhà, sống chậm, thở chậm.... tập luyện liên tục có khi cả đời mới dừng được suy nghĩ lại. Cách này các Thiền Sư cổ xưa hay dùng để đạt được Vô Niệm.

4.2- Lách qua khe hở giữa Niệm : Cách này tìm thấy trong cuốn " Bàn tay Ánh sáng " của Barbara  Brennan, Một nhà chữa trị bằng năng lượng Ánh sáng nổi tiếng. Trong kỹ thuật này cần quan sát các niệm thật gần, gần hơn nữa. Khi đủ gần sẽ thấy một khoảng hở giữa 2 Niệm. Niệm trước vừa qua, Niệm sau chưa tới. Có một khe hở ở đây. Thiền Sinh nhẹ nhàng dùng Tâm thức lách qua khe hở giữa các Niệm này. Đi qua phía bên kia, vào thế giới của Vô Niệm. 

4.3- Tắt cái phụp : Shutdown ý nghĩ bằng nội lực, bằng Định lực, bằng thói quen, bằng tác động mạnh từ bên ngoài như âm nhạc hay tiếng quát như sấm bên tai của Vị thầy. Đi vào trạng thái Vô niệm.

4.4- Dùng Kỹ thuật Thở Ngược. Dùng hơi thở hít vào, đẩy cơ hoành lên trên tối đa, hóp bụng tối đa, kéo dài hơi hít vào tối đa ..... khi không chịu đựng được nữa thì từ từ thở ra. Khi thở ra như vậy sẽ đạt được trạng thái Vô niệm trong chốc lát. Bí quyết của kỹ thuật này là hít vào.. hít vào .. hít vào ... khi không hít vào được nữa vẫn hít vào .... ngưng thở... từ từ thở ra .... xuôi theo nhịp thở ra và đi vào Vô niệm... giữ vững và kéo dài thời gian vô niệm. Sau khi thở nghịch, thở bình thường lấy lại nhịp thở  bình thương... kéo dài duy trì Vô niệm .... 

4.5- Vô niệm do lực gia trì lớn. Khi Thiền sinh được nhúng trong dòng năng lượng rung động cao, hay còn gọi là dòng lực gia trì Tâm linh thì cũng đạt ngay được trạng thái Vô niệm mà không cần phải làm gì hết. Cái này là Ơn trên ban xuống. Cũng có những Kỹ thuật để kêu gọi Ơn trên và hấp dẫn các Dòng lực gia trì tới. 

4.6- Vô niệm do uống nước có rung động cao: Nước được nạp năng lượng, khi uống vào tạp niệm biến mất. Nếu kết hợp với các Kỹ thuật khác thì có thể duy trì được trạng thái Vô Niệm. 

4.7- Vô niệm khi đứng ở vị trí Linh huyệt hay nơi có sóng điên từ vô hướng mạnh: Kỹ thuật này đòi hỏi đi tới nơi các Linh huyệt, nơi phát ra luồng Sinh khí/Linh khí, hay chuẩn bị các thiết bị phát ra sóng điện từ Vô hướng hỗ trợ sinh học và làm câm lặng mọi cài đặt Etheric trong người.....

Có thể kết hợp vài kỹ thuật kể trên trong một lần Thiền để đạt hiệu quả cao nhất . 

Ví dụ: Khi cần Nhập Định, khi cần Vô niệm, Samba  chuẩn bị một nhịp sống chậm , không dùng chất kích thích thần kinh, ăn uống thanh nhẹ dài ngày. Rồi ngồi xuống Thiền. Thở chậm dần. Dùng 1 tới 3 hơi thở nghịch để đạt được Vô Niệm sơ cấp. Làm chậm hẳn dòng suy nghĩ. Tiếp theo dùng kỹ thuật lách qua khe hở để đi vào Vô niệm ổn định. Các kỹ thuật còn lại là Hỗ trợ bên ngoài. Có được cái nào thì dùng cái đó. 

5- Phần cuối và Tư thế Thiền.
Thực ra với những người đã biết được tác dụng, rồi đi tìm và đạt được trạng thái Vô niệm thì tư thế hành Thiền không còn quan trong nữa . Nằm hay ngồi, Xếp bằng hay ngả ngớn đều được . Đi đứng hay làm việc về mặt lý thuyết là đều có thể Nhập Định Vô Niệm. Với cá nhân Samba thì trong một không gian trang nghiêm, có hương Trầm, yên lặng và ở một mình thì cho chất lượng Nhập Định sâu, Vô niệm kéo dài, Chất lượng Thiền tốt hơn cả. 

Tuân theo lời Yêu cầu của các Đấng Thiêng Liêng, Samba chia sẽ mọi kỹ thuật Thiền và bí quyết phát triển Tâm linh trong môi trường sống bận rộn của thành phố. 

Thời đại mới đã tới, trong dòng Ánh sáng vô cùng hùng mạnh, các kỹ thuật Thiền này dường như không còn tác dụng đúng như nó vốn có, có kỹ thuật không còn hiệu quả, có cái thì lại quá mạnh không thể dùng liên tục. Vô niệm dường như thường trực. Không cần cố gắng nhập Định nữa mà là cố gắng tỉnh ra để sống giống như một con người bình thường. Hix . 

Bảo trọng. 

3 nhận xét:

  1. Khá hay cám ơn chia sẻ tips, mình thì cảm thấy tâm nổi lên nhiều thì dừng hơi thở nhẹ nhàng định thân hơi nhẹ bớt thở dài nhịp tim giảm xuống thì sẽ vào định sâu hơi, không nên nín nhiều và lâu chia thành nhiều lần nhỏ,

    Trả lờiXóa