Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Kỹ năng nhận biết lừa dối và chống thao tác tâm thần ( phần 2 ) .



Kỹ năng nhận biết lừa dối và chống thao tác tâm thần( phần 2 )

5. Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu lừa dối và thao tác tâm thần. 

Đã từ lâu, ngôn ngữ lời nói của con người đã được sử dụng để  lừa dối và thao túng lẫn nhau.

Trong ngắn hạn, lời nói ngôn ngữ của con người là không có bảo hành, không cần có đảm bảo. Lời nói của con người không đi kèm với xác nhận từ khả năng thấu cảm thì có thể nói dối, nói bừa thoải mái. Cho nên trong cộng đồng Nhân loại, Lời nói thường xuyên được sử dụng để lừa dối và thao túng người khác. Chính điểm yếu trong ngôn ngữ giao tiếp này của loài người đã khiến cho xã hội của con người hiện nay tràn ngập mọi ngóc ngách trong xã hội, các thao túng lừa dối bằng lời nói. Trong các mối quan hệ cá nhân giữa hai người, cả trong mối quan hệ quốc tế giữa các cơ quan chính phủ và công chúng, đều đang dùng lời nói lừa dối nhau rất nhiều.




Dưới đây là một số kỹ năng để Em nhận biết đâu là những lời nói lừa dối và thao túng  trong cuộc sống phức tạp này. Đó có thể là những lừa dối thao tác Em gặp phải trong các tương tác cá nhân quy mô nhỏ giữa hai người hoặc đó cũng có thể là những thông báo, những bài viết, những đoạn quảng cáo công bố đại chúng...


5.1 - Kỹ năng 1: Hiểu thực tế rằng Bản chất Con người là rất dễ bị thao túng và lừa đảo. 

Loài người là một loài giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dựa trên những thứ  nghe được mà định hình các suy nghĩ của một cá nhân. Suy nghĩ  sẽ thúc đẩy cá nhân đó hành động. Do vậy, bất cứ ai điều khiển lời nói giao tiếp thì đều có thể kiểm soát, định hướng được suy nghĩ của người khác. Các tường thuật luôn chi phối ý thức của người nghe. Các suy nghĩ luôn bị thao tác bởi lời nói từ bên ngoài. Suy nghĩ của một người sẽ định hướng hành vi hành động. Do đo, dùng lời nói để hướng dẫn, cuốn theo, ra lệnh... cho một người, cho một đám đông hành động là chuyện thường xuyên diễn ra .

Bản chất giao tiếp của loài người là thế. Đây là một điểm yếu trong Ý thức và trong giao tiếp của Loài người. Điểm yếu này thường xuyên bị lợi dụng từ ngàn xưa. Ngày nay bị lạm dụng theo các thô bạo và ngang nhiên công khai. Em cần hiểu được bản chất giao tiếp này.


5.2 - Kỹ năng 2 : Chấp nhận sự thật rằng Em có thể bị lừa dối bất cứ lúc nào, bởi bất cứ ai, kể cả những người Em đang tin tưởng nhất.  
Hãy tỉnh táo và đủ cởi mở để biết rằng Em có thể bị lừa. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng Em có thể bị lừa dối bất cứ lúc nào, bởi bất cứ ai xung quanh Em. Người mà Em càng tin tưởng, thì khả năng họ lừa dối Em càng cao. Hãy luôn cảnh giác và tỉnh táo nhận thức. Bản chất cuộc sống ở đây là thế. Cần tỉnh táo chấp nhận sự thật này. Chấp nhận để rồi sống tốt hơn.

Đồng thời chấp nhận một sự thật là chính Em cũng có thể vô tình hay cố ý lừa dối, thao túng người khác. Đó là thói quen vô thức, đó là nền văn hóa, đó là cách cư xử phổ biến xung quanh bạn. Em chỉ bị cuốn theo. Em không muốn lừa dối. Đúng! Nên sống chân thật không dối lừa. Nhưng một ngày đẹp trời nào đó em chợt nhận ra những dối lừa Em đang vô tình thực hiện trong cuộc sống, thì Em cứ bình thản chấp nhận. Không cần phải Sốc, không cần phải sửa chữa, không cần phải hối hận hay xóa bỏ gì hết. Cứ để cho mọi thứ tự nhiên trôi đi. Không cần quá quan tâm tới những chuyện đã xẩy ra. Chỉ cần rút kinh nghiệm đừng lặp lại những lời nói đáng xấu hổ thế là được.

Đừng để sự xấu hổ và sự bất hòa về nhận thức khiến Em bị đông cứng. Đừng để những nỗi khó chịu dối lừa đó ngăn em nhân thức các dối lừa và thao túng tiếp theo. Dòng đời vẫn trôi và Em vẫn cần sống tiếp. Chỉ cần đứng lên khỏi sai lầm và một lần nữa ... môt lần nữa và thêm nhiều lần nữa ... Em Sống Thật.

5.3 - Kỹ năng 3 : Đừng nghe những điều họ nói. Hãy nhìn việc họ làm. 

Em cần theo dõi hành vi của mọi người. Bỏ qua những câu chuyện họ tự kể về những những điều tốt đẹp của chính họ. Khi thấy một người bắt đầu nói tốt, nói giỏi về bản thân, khi họ bắt đầu tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt Em, thì họ đã bắt đầu chuẩn bị lừa dối em rồi đấy. Những người sống chân thành, chân thật thì không bao giờ cần tự tạo dựng hình ảnh như vậy. Người chân thật thì để cho mọi thứ tự nhiên diễn ra, không bao giờ quan tâm tới việc thao túng nhận thức của người khá về họ. Người tử tế thì không cần tự nói tốt cho bản thân. Cho nên hạn chế nghe những điều họ nói, nhất là họ bắt đầu tự nói tốt cho bản thân thì em cần lập tức nhận ra họ đang chuẩn bị thao tác, đang sắp lừa dối em. Bất cứ điều gì họ nói, đều cần được kiếm tra tính khách quan và sự chân thật.

Tiếp theo. Em cần chú ý vào hành vi của họ. Những việc làm, những hành động, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, những biểu lộ vô thức của khuôn mặt và động tác ... Nếu là Họ người đang lừa dối ... Em sẽ  nhân thấy sự khác biệt lớn giữa hành động và lời nói của họ. Họ nói mà không làm được. Hoặc họ nói một đằng làm một nẻo. Những người đó là những kẻ thao túng và dối lừa. Em không được tin tưởng họ.


5.4 - Kỹ năng 4 : Hãy nghi ngờ.
Thường xuyên đặt câu hỏi và nghi ngờ những người có dấu hiệu thao túng và dối lừa. " Thà nghi nhầm còn hơn bỏ sót " - Đó là phương châm xác định người tốt, người xấu của anh.

Những người liên tục nói với Em rằng họ là ai và họ tốt đẹp như thế nào... Em cần lập tức nghi ngờ họ ... Bởi vì Họ đang cố gắng điều khiển nhận thức của Em về họ, Họ đang thao túng Em.

Những người chân thành thì chỉ nói vừa đủ những điều cần thiết cho công việc. Họ nói về công việc với sự chuyên nghiệp và với thái độ trung tính. Ngôn ngữ của người chân thành là để trao đổi về công việc, về cuộc sống, về cách xử lý các tình huống trong cuộc sống ... để cuộc sống trôi chảy tốt đẹp hơn ... chứ Ngôn ngữ giao tiếp không dùng để tôn tạo hình ảnh cá nhân ... Em cần nhận ra sự khác biệt này. Em cần  tăng cường nghi ngờ để tìm ra người chân thật và để ngăn chặn tháo túng dối lừa đối với em

5.5 - Kỹ năng 5 : Giữ chặt Niềm tin và sự cảm thông. 

Em cần giữ chặt Niềm tin và sự cảm thông của Em. Em không được tin tưởng dễ dàng. Em chỉ mở lòng để tin khi em có kiểm tra theo kiến thức, kinh nghiệm, thời gian trải nghiệm của em. Niềm tin và sự cảm thông của Em là điều quý báu đối với Em và đối với nhiều người. Em cần trân trọng và gìn giữ Niềm tin và Sự cảm thông đó. Em không được trao ra dễ dàng và quá nhanh. Nếu em phung phí niềm tin, Nếu em tin tưởng bừa bãi không đúng chỗ đúng người, thì em đang gặp phải nguy hiểm bởi thao tác và dối lừa. Em sẽ bị lợi dụng niềm tin của em. Em sẽ bị lạm dụng niềm tin của em. Lỗi là do em trước tiên. Nếu em không trao ra quá dễ thì không ai tới lấy, không ai lợi dụng được niềm tin của em.

  Sống trên đời cần có một Tấm lòng. Điều đó đúng. Cần có niềm tin và sự cảm thông. Điều đó cũng đúng. Nhưng không trao ra quá dễ và quá nhanh. Cần trao cho đúng người, đúng lúc, đúng mức độ. Sau khi trao niềm tin ra rồi, thì em vẫn có thể thu hồi lại. Không cần tin 1 lần là mãi mãi phải tin.

Em cần hiểu được rằng, em cần nhìn thấy rõ ràng rằng : Sự tin tưởng và Sự cảm thông của em luôn được kêu gọi, luôn bị chiếm đoạt, luôn được khao khát thèm muốn bởi những người thao túng và dối lừa. Họ luôn mong muốn có được Niềm tin và sự cảm thông  của em. Để rồi sử dụng để lôi kéo em vào câu chuyện gian dối của họ. Họ thao tác em thông qua niềm tin và sự cảm thông của Em. Bởi vì, nếu em không khờ khạo tin họ quá nhanh, thì họ sẽ không tới và lừa dối em đâu.

Khi Em phát hiện ra một kẻ thao túng và dối lừa, Em cần dừng ngay mọi sự cảm thông, chấm dứt tin tưởng họ, hạ bậc tín nhiệm của họ trong lòng em. Bất kể họ dọa nạt, mời gọi, hay rên rỉ đóng vai nạn nhân đau khổ cần em cứu giúp tới cỡ nào.

Tới đây anh có một ghi chú. Em cần cảm nhận bằng Trái tim. Em cần tin vào trực giác. Trực giác từ Trái tim em là tin tưởng được. Em có thể tin ngay một người, nếu Trực giác từ Trái tim em tin và yêu thương họ. Nhưng còn thao túng suy nghĩ của đầu óc, sử dụng mánh lới để moi móc sự cảm thông của em ... thì em không cảm thấy ấm áp yêu thương. Nếu trực giác em nói không tin tưởng được... thì em cần rời bỏ ngay, quay đi ngay. Có thể tin tưởng ngay khi trực giác Trái tim bảo đúng. Không tin được ngay được khi đầu óc bản ngã nói nói .. .


6 - Kỹ năng 6 : Luôn phải đơn giản và minh bạch : 
Em cần phải có thái độ cảnh giác, nghi ngờ bất cứ ai nói chuyện theo cách không rõ ràng minh bạch. Một chiến thuật được ưa dùng của những người lừa dối và thao tác là ăn nói mơ hồ, phức tạp, khó hiểu . 
Dấu hiệu nhận biết họ khá dễ dàng :
- Họ nói chuyện nửa vời, mơ hồ.
- Họ nói chuyện hỗ loạn, không có chủ để, không có trọng tâm câu truyện, lan man dàn trải.
- Họ trộn lẫn quá nhiều chủ để vào câu truyện, làm cho những thứ họ đang trình bày rối rắm, tối nghĩa và khó hiểu.
- Họ làm ngập lụt nhận thức của em  bằng những lời lẽ rác, các câu nói của họ rời rạc không kiên kết với nhau.
Mục đích của cách nói chuyện này là họ muốn làm em bối rối, mất phương hướng, bị đơ máy, không hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Từ đó Em dễ dàng bị thao tác và bị lừa dối.

 Người nói chuyện kiểu này có thể là cố tình, chủ động hoặc cũng có thể là tự động vô thức ăn nói rối loạn như thế. Loại cố tình chủ động thì ngay từ đầu họ đã có ý định làm em tê liệt bằng hàng loạt câu chuyện phức tạp rối loạn, rồi mới yêu cầu em làm gì đó cho họ. Họ chủ động chuẩn bị thao tác lừa dối em. Họ chủ động sử dụng kỹ năng thao tác tâm thần làm em tê liệt nhận thức, rồi sau đó tấn công lừa dối. 
Loại tự động vô thức thì họ cũng đang bị điều khiển vô thức, họ đang bị thao tác giật dây. Họ nói chuyện chân thành mà ngây thơ. Vì ngay lúc đó họ hoàn toàn tin những rối loạn mà họ đang nói là sự thật, là đúng đắn. Khi em tin vào họ, mở lòng với họ, cảm thông với họ, tin vào những thứ phức tạp rối loạn họ trình bày thì họ sẽ bị giật dây chuyển tới phần tiếp theo là thao tác và lừa dối em. Họ sẽ làm Em tổn thương bằng sự ngây thơ chân thành như con rối của họ. 

Việc em cần làm: Bản thân Em, bên trong Em cũng phải luôn giữ được sự chính trực, rõ ràng, sáng suốt, đơn giản, hiệu quả, chân thực. Từ những tiêu chí minh bạch nhận thức có sẵn bên trong em đó, em dùng bên trong đó làm chuẩn mực để phận thức so sánh tìm ra những thao tác dối lừa. Em cần phải luôn ở trong sự minh bạch rõ ràng và đơn giản trong mọi tình huống. Em cần khăng khăng giao tiếp trong sự sáng suốt. Nếu không em sẽ bị lừa dối rồi sẽ bị tổn hại và đau khổ. Áp dung kỹ năng này trong mọi trường hợp. Từ các mối quan hệ cá nhân, tới các thông cáo công cộng, các đoạn quảng cáo của các tổ chức hay cá nhân.... Minh bạch, đơn giản để  em không bị đau khổ và không bị dối lừa. 

7 - Kỹ năng 7 : Chấp nhận thế gian này phần nhiều là ảo tưởng tâm thần.

 Chấp nhận những thành kiến trong nhận thức. Làm quen với những mô hình trục trặc tâm thần. Chấp nhận những bất thường, kỳ cục trong nhận thức của con người. Chấp nhận và làm quen rằng mọi người xung quanh em thường nhận thức rồi hành động theo cách không hợp lý. Có thể kể ra vài mô hình nhận thức sai lầm ở những người xung quanh: 
-  Nhận thức thiên vị sự việc sai lệch khỏi sự thật. Nghe một đằng hiểu một nẻo.
-  Mô hình nhận thức thích làm ngược lại những điều đúng và tốt. 
- Mô hình Nhận thức chống lại sinh tồn của bản thân. Thích nghe và làm theo những thứ có hại cho bản thân. 
- Mô hình nhận thức chân lý ảo tưởng vô lý. Ví dụ: Tưởng mình là Vĩ nhân, tưởng mình là Anh hùng cứu thế giới, Tưởng mình là cái rốn của Vũ trụ và mọi thứ đều phải phục vụ mình. Tưởng mình là người tài giỏi có thể làm được mọi thứ việc hơn người. 
- ....

Em cần hiểu rõ các mô hình sai lệch nhận thức này. Không để bị cuốn  theo những người đang sống và hành động bởi Ảo tưởng đầu óc của họ. Họ là những người thao tác người khác, lừa dối bản thân và lừa dối người khác. Họ giống hệt như một người chân thành. 
Tiếp theo: Cần kiên quyết đi theo những gì là sự thật. Sự thật mà Trái tim em mách bảo. Nếu có xung đột về nhận thức với những người sống trong ảo tưởng này. Đơn giản là rời xa họ. Thế thôi. Để cho họ sống với Ý thức nhầm lẫn của họ. Em đi chỗ khác. Không tránh luận, không giảng giải, để tránh xung đột không cần thiết. Họ đang tin tưởng và sống theo hệ thống niềm tin sai lầm của họ. Em sẽ không làm gì được. Điều em cần làm là tôn trọng họ và rời đi. 


8 - Kỹ năng 8 : Tin tưởng vào bản thân. 
Để tránh bị thao túng và dối lừa, em cần tin tưởng vào bản thân em thật nhiều. Tin vào kinh nghiệm, tin vào kiến thức hiểu biết, tin vào trực giác của em. Vẫn biết rằng kiến thức của em không phải là  hoàn hảo, Nhưng kiến thức, kinh nghiêm và trực giác của em vẫn là những thứ em tin tưởng được trong môi trường day đặc tuyên truyền và thao túng như ở đây.

Kiến thức và kinh nghiệm của em cần liên tục được mở rộng và nâng cấp, chỉ như vậy em mới được an toàn.

Con người ở Trái đất này thường xuyên bị cuốn theo Ý thức đại chúng ô nhiễm. Em có thể sợ hãi khi phải đứng một mình với nhận thức sự thật khác biệt. Nhưng trao quyền tự chủ nhận thức và tự chủ  tâm thần của em cho người khác, cho đám đông ô nhiễm ngoài kia là nguy hiểm. Hậu quả sẽ tạo ra nhiều nhiều tổn thất và sợ hãi hơn là kiên định lỳ lợn đứng tách riêng ra một mình. Kinh nghiệm của anh cho anh biết như thế.  

Không tự chịu trách nhiệm đầy đủ về bản thân là một điều đáng xấu hổ và hèn nhát. Trao quyền tự chủ của em cho người khác, cho đám đông vô trách nhiệm và dại dột. 
Tự chịu trách nhiệm đầy đủ về bản thân, giữ chặt quyền tự chủ theo chân lý " Không có gì quý hơn độc lập tự do" sẽ đòi hỏi em có nhiều cam đảm, dũng cảm. Bù lại em có tự do, không bị dối lừa và không bị thao túng. Em được chính làm Em là Em mọi nơi mọi lúc. Kiên định trong nhận thức và hiểu biết của bản thân, Khẳng định Em là đúng, cho tới khi chính em hiểu được rằng em đang sai và cần thay đổi. 

( còn tiếp ... xin xem phần 3 ) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét