Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018
Sinh mệnh Ánh sáng vấn đáp 68: Samba bàn luận Chân lý .
Sinh mệnh Ánh sáng vấn đáp 68: Samba bàn luận Chân lý .
[ ... Anh nói em nghe đi ...]
Giang hồ có câu là : khôn cũng chết - dại cũng chết - biết thì sống.
[ Câu này hay. Chỉ cần "Biết " là sẽ tốt ]
Ông bà ta lại có câu : Khôn cho người ta sợ -- dại cho người ta thương - dở dở ương ương, là ăn cám. Ăn cám là làm heo, làm lợn đó em . Hahahahahaha ....
[ Vậy tuỳ cơ ứng biến. Khôn hay dại không quan trọng, quan trọng là biết hay không biết mà thôi. Chính xác là vậy phải không anh ? ]
Anh vừa nói em nghe 2 câu mà có vẻ đối ngược nhau. Câu đầu : khôn dại đều chết. Câu sau : khôn dại thì đều sống. Vậy là sao em ?
[ Em không rõ . Anh nói rõ cho em nghe đi ]
Anh cũng ko biết. Anh đang hỏi em - em khôn ngoan, em thông minh mà.
[ Không xác định ... Vây là đáp Án : Không. Không mà Có. Có mà không. ]
Vậy em thuộc loại dở dở ương ương rồi.
[ Hihihihihi .... ]
Hai câu đó phải bóc tách hoàn cảnh áp dụng . Câu khôn cũng chết , dại cũng chết .... đó là nói trong phạm vi hiểu biết và trí tuệ .
[ Dạ Anh ]
Câu khôn cho người ta sợ , dại cho người ta thương .... là nói phong cách trong hành động .
[ Một câu nói về hiểu biết trí tuệ , một câu nói về cách thức hành động ]
Uhm . Cho nên khi nói về hiểu biết và trí tuệ thì phải trung dung ở giữa - không được cực đoan ở bên nào. Còn khi hành động phải quyết liệt và phân biệt rõ ràng - hoặc khôn hoặc dại - hoặc ở cực này hoặc ở cực kia . Không được lập lờ ở giữa mà thiệt thân.
[ Dạ , có chút ý nghĩa .]
Sau nữa, khi hành động thì đôi khi phải tỏ ra khôn thật khôn - nhưng đôi khi lại phải tỏ ra dại thật dại - đó là áp dụng binh pháp thực thực hư hư . Không cần phải lúc nào cũng khôn hết đâu em. Và cũng ko cần phải dại mãi. Khi hành động, mình cần chạy qua chạy lại giữa 2 cực này.
[ Em cảm nhận được lời anh nói , có chút chân lý ]
Anh thấy sống như vậy là cân bằng và ít bị thua thiệt. Đó là kinh nghiệm sống của anh. Phải biết cân đối giữa khôn và dại mới đi cho lọt. Có người sống cứ tranh khôn hoài - cho nên thành dại đó em.
[ Dạ Anh .]
Mình cứ nửa khôn nửa dại mới hấp dẫn lòng người . Anh nói chuyện cứ nửa trí tuệ nửa chí phèo - mới hấp dẫn và đi vào lòng người .
[ Đúng vậy Anh. Đó là tuyệt chiêu . Trong tối có sáng , trong sáng có tối . Cân bằng sáng tối ...]
Đúng . Đó là trạng thái lưỡng nghi hòa quyện. Trong cái Trí tuệ trang nghiêm cao tột lại cần có cái bố láo nham nhở. Đó là hòa quyện âm dương. Đó là Chân Lý trong hành động. Như thế mới là cân bằng - cân bằng thì ăn mãi không chán - đó mới là hấp dẫn thật sự .
[Dạ Anh ]
Người đời thường yêu cầu chân lý phải là đúng hết - sáng hết đó là sai lầm. Chân lý mà sáng toàn bộ thì là thuần dương - đó là cô dương - dương khí cô độc. Cô độc thì lụi tàn nhanh . Đúng hết thì bạo phát bạo tàn , phát nhanh tàn nhanh . Còn nửa đúng nửa sai - nửa Chánh nửa Tà - nửa Âm nửa Dương thì tồn tại mãi với Trời Đất Âm Dương . Đó là nguyên lý Âm Dương anh áp dụng vào thuật xử thế thôi . Cõi này nó cần phải vậy .
[Rất hay và có ý nghĩa . ]
Trí tuệ thì không được phân Âm Dương - phải ở nơi hợp nhất Thái cực . Hành động thì có phân Âm Dương, nhưng phải cân bằng . Vây thôi em. Chân lý chỉ có vậy.
[ Dạ Anh .]
hay quá anh ơi! XIn cám ơn vì đã post lên cho tụi em học hỏi
Trả lờiXóaCái khôn của người khôn là giả vờ dại. Họ biết lúc nào cần thể hiện khôn và lúc nào cần tỏ ra mình dại. Đó gọi là biết. Khác với dở dở ương ương là khôn ko ra khôn mà dại ko ra dại.
Trả lờiXóa